1. Thưa bác sĩ, tại sao sau khi bị mụn thường để lại sẹo và vết thâm?
– Mụn là bệnh da thường gặp ở người trẻ. Sau khi bị mụn, có một số vấn đề thường làm cho nhiều bạn lo lắng, đó là những vết thâm sau mụn, sẹo lõm và sẹo nhô trên da.
Vết thâm sau mụn là biểu hiện thường gặp nhất, còn gọi là tăng sắc tố sau viêm. Sự hình thành vết thâm là do tăng tạo chất melanin ở da. Càng ra nắng nhiều thì vết thâm càng kéo dài lâu.
Sẹo lõm là do mụn bị nhiễm trùng, khi mụn lành thì để lại sẹo lõm ở nhiều mức độ khác nhau tùy theo cơ địa. Sẹo lõm là do mất phần mô trên da và không tự khỏi được.
Sẹo lồi la do sự tăng tạo mô sợi của da. Sẹo lồi nhô trên da, thường do cơ địa và cũng không tự mất hoàn toàn được. Sẹo lồi thường ít gặp hơn hai loại trên.
Khi nói tới sẹo và thâm là thường hay đề cập tới sẹo lõm.
2. Có nên trị sẹo, vết thâm cùng lúc với điều trị mụn không?
– Khi bị mụn nhiều thì nên ưu tiên điều trị mụn trước, khi nhiều nốt mụn xẹp rồi thì tiến hành thoa thuốc trị sẹo, thâm sau khi đã liền da.
3. Khi mới thoa thuốc đặc trị, sẹo thâm mờ đi nhanh chóng, sau đó vết thâm mờ ít hơn, có phải làn da bị “lờn” thuốc?
– Vết thâm mờ nhanh hay chậm là do các yếu tố chính sau:
* Tránh nắng thường xuyên.
* Chọn lựa thuốc bôi thích hợp, sử dụng sớm, đúng cách.
* Thông thường phải sau khoảng một tháng mới thấy kết quả đối với sẹo thâm vừa mới hình thành.
4. Có những phương pháp trị sẹo, thâm nào thưa bác sĩ?
– Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị sẹo, thâm. Tuy nhiên, phương pháp an toàn, đơn giản và hiệu quả thường được áp dụng là sử dụng sản phẩm thoa đặc trị. Có thể sử dụng các sản phẩm có chứa các thành phần như:
Allantoin: Tái tạo da, nhanh chóng phục hồi làn da bị tổn thương.
Vitamin C (Ascorbic acid glucoside): Ngăn hình thành melanin giúp làm mờ vết thâm hiệu quả.
Vitamin E & B6: Ngăn ngừa ôxy hóa ở da và thúc đẩy tái tạo da.
Một số sản phẩm vừa điều trị sẹo và vết thâm vừa phối hợp thành phần ngăn ngừa mụn trở lại như: Salicylic acid, isopropyl methylphenol…
5. Thời gian điều trị thông thường là bao lâu?
– Sẹo và vết thâm do mụn thường khó khắc phục nhanh. Đặc biệt, nhiều bạn thường dùng tay gỡ mụn, nặn mụn không đúng cách dễ gây viêm nhiễm, da bị tổn thương nặng khiến tình trạng sẹo và thâm càng trở nên nặng và khó điều trị hơn. Quan trọng nhất khi bị sẹo, thâm là phải điều trị kiên trì và đúng cách để tác động giảm sẹo, thâm từ bên trong cấu trúc da.
Nên thoa thuốc vài lần trong ngày và kiên trì (khoảng 4 tuần) cho đến khi vết thâm và sẹo mụn giảm hẳn. Đối với những vết sẹo, thâm lâu ngày đòi hỏi thời gian điều trị kéo dài hơn và có thể phối hợp với nhiều cách điều trị khác.
Ngoài ra khi điều trị sẹo, thâm phải tránh nắng liên tục hoặc bôi kem chống nắng để giảm tác động của ánh nắng mặt trời lên tổn thương da vừa mới hình thành.
6. Có nên trị sẹo bằng kem trị sẹo hay không?
Bạn hoàn toàn có thể dùng kem trị sẹo để làm mờ những vết sẹo trên da. Trị sẹo bằng kem trị sẹo là phương pháp được nhiều người ưa chuộng nhất hiện nay, không chỉ mang lại hiệu quả cao dòng sản phẩm này còn giúp bạn tiết kiệm chi phí và thời gian, không gây đau đớn, lành tính, sử dụng đơn giản, tiện lợi.
Tuy nhiên, nhằm đảm bảo chất lượng và an toàn bạn chỉ nên chọn mua những loại kem trị sẹo có nguồn gốc rõ ràng, của các thương hiệu uy tín, có thành phần chiết xuất từ tinh chất thiên nhiên, được cơ quan y tế chứng nhận an toàn. Bên cạnh đó, sử dụng kem trị sẹo cần phải kiên trì và sử dụng đúng hướng dẫn của nhà sản xuất.
7. Khi bị sẹo nên kiêng ăn gì?
Trả lời: Trong quá trình bị sẹo, để giúp tiến trình điều trị diễn ra thuận lợi bạn hãy hạn chế sử dụng các loại thực phẩm có chứa nhiều dầu mỡ, cay, nóng và tránh uống bia, rượu hoặc các chất kích thích. Nếu vết thương đang bắt đầu lành bạn nên kiêng ăn rau muống, lòng trắng trứng gà, nếp, thịt gà, hải sản, thịt bò… vì đây là những loại thực phẩm chứa nhiều năng lượng và protein, có tác dụng làm đầy thịt, dễ gây kích ứng da nên có thể sẽ khiến sẹo to hơn.
8. Bắt đầu dùng kem trị sẹo từ bao giờ thì hiệu quả nhất
Thời điểm tốt nhất để dùng kem trị sẹo là lúc vết thương bắt đầu khô đi và lên da non. Do lúc này khả năng sản sinh ra collagen tự nhiên của cơ thể diễn ra mạnh mẽ, các dưỡng chất trong kem trị sẹo dễ dàng thẩm thấu vào da và phát huy tối đa công dụng, từ đó làm đầy sẹo nhanh chóng và hiệu quả hơn. Những vết sẹo lâu năm cấu trúc da xung quanh sẹo đã ổn định nên việc loại bỏ sẹo sẽ rất khó khăn, gây tốn kém thời gian, công sức lẫn tiền bạc. Chính vì thế, khi bị sẹo các bạn cần chữa trị càng sớm càng tốt.
9. Sẹo lâu năm có chữa được không?
Sẹo lâu năm mặc dù khó loại bỏ hơn sẹo mới hình thành, song vẫn có thể chữa được nếu bạn lựa chọn được phương pháp phù hợp, tuân thủ đúng theo nguyên tắc trị sẹo và kiên trì áp dụng. Đối với sẹo lâu năm, để có kết quả tốt nhất bạn cần sử dụng những phương pháp tác động trực tiếp đến vùng da bị sẹo, phá hủy cấu trúc sẹo, đồng thời cung cấp các dưỡng chất thiết yếu, kích thích làm đầy hoặc giảm sẹo và ức chế hình thành sắc tố melanin. Đây cũng chính là lý do vì sao các cách trị sẹo tự nhiên (dùng chanh xát, đắp tỏi, hành tây vào vết sẹo…) không thể điều trị được sẹo rỗ lâu năm một cách hiệu quả, mà cần dùng đến kem trị sẹo, tia laser, lăn kim hay phẫu thuật…
10. Sẹo lồi có di truyền hay không?
Sẹo lồi là một sẹo cứng, lồi lên so với mặt da, xơ hóa và đậm màu do sự tăng sinh quá mức collagen kể cả số lượng lẫn trật tự khi da bị cắt đứt, rách hoặc phỏng gây ra. Ngoài các nguyên nhân như vùng da ở vết thương quá căng, vết thương sâu, viêm nhiễm, có dị vật lạ và người có cơ địa sẹo lồi, thì sẹo lồi còng có khuynh hướng di truyền từ đời này sang đời khác. Nếu như cha, mẹ bị sẹo lồi thì tỷ lệ những thế hệ đời sau bị sẹo lồi rất cao, dù là tổn thương nhỏ nhất cũng có thể gây ra sẹo lồi ngay tại vị trí đó, vì vậy phải cẩn thận trước khi quyết định mổ xẻ, thẩm mỹ.
[contact-form-7 id=”7″ title=”Đặt hàng ngay”]
Triseohieuqua.com.vn
Mách bạn cách bôi kem trị sẹo sao cho đúng cách và hiệu quả
Kem trị sẹo là một trong những phương pháp trị sẹo phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, việc dùng không đúng loại thuốc sẽ khiến cho việc điều trị không hiệu quả. Do đó, cần lựa chọn và sử dụng kem trị sẹo đúng cách để giúp liền sẹo nhanh chóng. 1. Sử dụng kem