Các loại seo thường gặp và quá trình hồi phục vết thương

Vết sẹo có hình dạng kích cỡ và thậm chí cả màu sắc khác nhau. Những đặc điểm đó phụ thuộc vào nhiều yếu tố: da bị tổn thương như thế nào, da lành đến mức độ nào, di truyền, thời gian của các vết sẹo và nó ở đâu trên cơ thể của bạn. Tương tự như vậy, mỗi loại khác nhau có thể cần sự chăm sóc hoặc điều trị sẹo khác nhau.
Loại sẹo:

  • Vết sẹo teo từ mụn trứng cá, thủy đậu và chấn thương
  • Sẹo lồi, phình đại
Atrophic scars: Vết sẹo teo (phát âm là aye TRO Fick) tạo ra vùng trũng cho da vì thiếu hụt collagen, chất béo hoặc các mô dưới da. Các vết sẹo này là do: mụn, thủy đậu, phẫu thuật và tai nạn.
Keloid and hypertrophic scars  Sẹo lồi và phì đại là những vết sẹo lớn, dày hơn vùng da xung quanh. Chúng xảy ra khi cơ thể sản xuất quá nhiều collagen để giúp vết thương lành lại. Chúng có thể được loại bỏ bằng phẫu thuật, nhưng có thể trở lại.

Keloid (KEY loyd)( sẹo lồi) vết sẹo xảy ra khi có quá nhiều tế bào collagen phát triển tại vùng da bị chấn thương. Những vết sẹo màu đỏ-tím thường không tự biến mất. Sẹo này phổ biến hơn ở những người Mỹ gốc Phi, Tây Ban Nha hoặc châu Á.
Hypertrophic (phát âm HI purr TRO fick)(phì đại): vết sẹo cũng lồi lên, nhưng diện tích vết sẹo thường không rộng. Chúng có thể phai đi một phần nào đó mà không cần điều trị.

Da bạn lành lại như thế nào?
 Vết thương hồi phục trong nhiều giai đoạn khác nhau, tốc độ nhanh hay chậm phụ thuộc vào nhiều yếu tố bao gồm cả sức khỏe, tuổi tác, vị trí và loại vết thương, và quá trình chăm sóc vết thương trong khi nó đang lành.
Dưới đây là các giai đoạn khi da hồi phục bình thường:

Giai đoạn 1: Da bị viêm

Sau khi bị thương, các mô nhanh chóng làm lành vết thương. Ngoài gây đông máu, các chất này giúp loại bỏ các tế bào bị hư hại, vi trùng và các yếu tố bên ngoài (như bụi bẩn). Chúng cũng giúp tạo ra các tế bào mới để chữa lành vết thương.

Vet-thuong-nang-len-do-dung-sai-thuoc-1
Là một trong những bước đầu tiên trong việc chữa lành vết thương, cơ thể bắt đầu tạo thành một lớp vảy, hoặc lớp bảo vệ. Nếu bạn loại bỏ vảy quá sớm có thể gây tổn thương da và gây ra những vết sẹo lớn. Vì vậy, để cải thiện vết thương và làm giảm sẹo, các chuyên gia khuyến nghị không nên bóc vảy đi. Phải thận trọng bảo vệ các vảy bằng cách thoa kem kháng khuẩn, trong khi các tế bào da mới phát triển bên dưới nó. Sau một thời gian, các vảy sẽ tự nhiên biến mất.

Giai đoạn 2:

Các tế bào da mới bắt đầu hình thành trong giai đoạn này và vẫn tiếp tục cho 3 đến 14 ngày. Trong giai đoạn này, cơ thể tạo ra collagen, và một loại protein quan trọng trong việc hình thành da và mô liên kết, cộng với các chất khác để giúp da mau chóng hồi phục. Nếu trên bề mặt vết thương có vảy thì chúng sẽ khô và rụng đi. Những vết thương được giữ ẩm bằng các loại kem kháng sinh sẽ giúp phát triển các tế bào da mới nhanh hơn.

Giai đoạn 3: Tăng trưởng

Nhiều tế bào tiếp tục hình thành trong giai đoạn 3, khoảng ba tuần sau khi bị chấn thương và bắt đầu dần dần để lại vết sẹo, các sợi collagen bắt đầu nằm gần nhau hơn.
mo-thay-vet-thuong-vet-cham-vet-dut-vet-seo_1298390679
Quá trình này làm da cho dần dần phát triển. Sau khoảng hai tháng, vết thương sẽ bằng phẳng, hồi phục khoảng 80 phần trăm. Giai đoạn này thể tiếp tục kéo dài trong nhiều tháng hoặc thậm chí nhiều năm.

 
Theo Trung tâm nghiên cứu Mederma®

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on pinterest
Share on telegram
Có thể bạn quan tâm

Mách bạn cách bôi kem trị sẹo sao cho đúng cách và hiệu quả

Kem trị sẹo là một trong những phương pháp trị sẹo phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, việc dùng không đúng loại thuốc sẽ khiến cho việc điều trị không hiệu quả. Do đó, cần lựa chọn và sử dụng kem trị sẹo đúng cách để giúp liền sẹo nhanh chóng. 1. Sử dụng kem

Làm thế nào để cắt mí mắt mà không để lại sẹo?

Làm đẹp đang trở thành xu hướng tất yếu của các chị em phụ nữ. Ngày nay, vẻ đẹp của người phụ nữ thế giới nói chung và người Việt Nam nói riêng không phải chỉ đánh giá qua ngoại hình mà gần như mọi người đều cho rằng sắc đẹp chỉ trở nên hoàn

Shopping Cart
Scroll to Top