6 tháng đầu sau khi sinh mổ là khoảng thời gian tốt nhất để các mẹ chăm sóc và làm mờ vết sẹo nhanh chóng, hiệu quả vì khi càng để lâu vết sẹo càng “già”, các mô sẹo liên kết chặt chẽ sẽ dẫn đến khó điều trị và biến mất. Nhằm đạt được kết quả như mong đợi, các mẹ cần kết hợp điều trị từ bên trong lẫn bên ngoài với 3 lưu ý lớn như sau
- Chế độ dinh dưỡng sau sinh.
- Vệ sinh cá nhân
- Sử dụng sản phẩm ngăn ngừa và trị sẹo.
Vậy thường sau khi sinh mổ, những yếu tố nào sẽ ảnh hưởng đến vết mổ và hình thành vết sẹo của các mẹ?
- Nhiễm khuẩn: Vết mổ khi sinh nở là một vết thương lớn có chiều dài từ 10 – 15cm nên tương đối lâu khỏi so với những vết cắt, vết cứa vào da thông thường. Nếu không giữ gìn hoặc vệ sinh cẩn thận để bị nhiễm trùng sẽ càng lâu lành và tạo thành sẹo khó chữa hơn vì có thể bụi bẩn kết hợp với tuyến bã nhờn hoặc tuyến mồ hôi sẽ gây ra những phản ứng trên các mô da và để lại sẹo.
- Tính chất của da: Tính đàn hồi hay sự căng trùng của da cũng là một nhân tố làm cho vết thương dễ hình thành sẹo lồi. Ví dụ như vùng bụng, cằm, khuỷu tay, đầu gối, mắt cá chân…Chính vì vậy vết sẹo do rạch ngang bụng nhìn sẽ thấy có thẩm mỹ hơn vết rạch dọc bụng.
- Sắc tố da: Sắc tố da cũng có khả năng gây nên tình trạng sẹo lồi. Theo thống kê, tỷ lệ người da đen có vết thương để lại sẹo lồi cao gấp 9 lần người da trắng. Mỗi người sẽ có một sắc tố da riêng nên khả năng để lại sẹo của các mẹ sau sinh mổ là khác nhau. Sắc tố da thường khó thay đổi nhưng nếu lưu ý bổ sung vitamin và dưỡng chất thông qua thực phẩm, đồ uống hoặc thuốc cũng giúp thay đổi một chút vấn đề này.
- Tuổi tác: Ở từng độ tuổi khác nhau, độ liền da của các vết thương cũng khác nhau. Càng lớn tuổi, da càng mất nhiều thời gian để lành lại hơn nhưng những người trẻ tuổi càng có khuynh hướng bị sẹo lồi hơn. Vì khi bị thương, các cơ quan của người trẻ tuổi có sự phản ứng mạnh mẽ với vết thương hơn, dẫn tới vết sẹo bị nhô lên và dày hơn.
Để hạn chế sẹo gây ra sau sinh cũng như điều trị sẹo hiệu quả, các mẹ cần phải phải lưu ý 3 điều sau đây:
- Thực hiện chế độ dinh dưỡng sau sinh
Chế độ ăn uống là một yếu tố quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình kích thích da non phát triển và làm lành vết thương từ bên trong. Các mẹ sinh mổ cần bổ sung dưỡng chất ngay sau khi sinh theo chế độ phù hợp, đặc biệt ưu tiên những thực phẩm có thành phần bổ sung cấu tạo cho da và ngăn ngừa hình thành sẹo
- Bổ sung chế độ ăn giàu đạm (thịt, cá, các loại đậu…) vì đạm là thành phần chính để tạo ra các tế bào mới làm cho da non nhanh phát triển hơn. Hơn nữa nó còn giúp sản sinh các mô hạt cũng như các thành phần liên quan đến quá trình làm lành vết thương như collagen, fibronectin…
- Bổ sung những thực phẩm giàu vitamin A, B, C, K…và những thực phẩm bổ máu chứa sắt và acid folic. Đây là những thực phẩm mà tất cả những phụ nữ sau sinh cần bổ sung, không riêng gì những người sinh mổ. Theo các nghiên cứu, một số vitamin và khoáng chất cũng có chức năng chống lại sự nhiễm trùng của vết thương, giúp tổng hợp collagen để làm lành da.
- Tăng cường rau xanh và trái cây để phòng chống táo bón và bổ sung vitamin và khoáng chất nhằm tăng sức đề kháng
- Không nên ngại uống nước để giữ độ ẩm cho da, giúp sẹo nhanh mờ hơn.
- Vệ sinh cá nhân
- Vệ sinh vết mổ như thế nào quyết định trực tiếp đến việc vết sẹo có nhanh liền hay không, có để lại sẹo lớn hay không.
- Thời gian sau khi xuất viện về nhà, bệnh nhân có thể tắm bình thường bằng xà phòng tắm, sau đó dung khăn sạch để thấm khô vùng vết mổ. Mẹ cần tắm rửa mỗi ngày sau khi sinh để cơ thể luôn sạch sẽ, tránh những nhiễm trùng. Khi tắm, nên tắm nhanh từ 5 – 10 phút, không nên tắm trong bồn hay trong chậu (đặc biệt là không nên ngâm mình trong nước). Phòng tắm phải kín gió và nên tắm bằng nước ấm dù ngoài trời nóng hay lạnh.
Lưu ý:
- Nếu bị ngứa ngáy ở vết mổ, các mẹ đừng nên gãi nhé mà hãy lấy bông gòn thấm nước ôxy già, lau đi lau lại nhẹ nhàng trên vết mổ sẽ bớt ngứa.
- Nếu vết mổ căng tức, tiết dịch hay mọc lông mà khi nhổ 1 sợi lông ra, thấy kèm theo mủ ở chân lông thì các mẹ đã bị nhiễm trùng vết mổ và phải đến gặp bác sĩ ngay để kiểm tra và được trích lấy mủ ra.
- Chăm sóc vùng da bị sẹo bằng kem trị sẹo
- Chăm sóc vết mổ tốt nhằm phục hồi sớm vết mổ và hạn chế mức độ sẹo lồi tùy theo cơ địa của mỗi sản phụ.
- Trên thị trường hiện nay có khá nhiều phương pháp điều trị hiện đại với công nghệ cao ra đời, song nhờ sở hữu những ưu điểm lợi thế mà gel trị sẹo vẫn là phương pháp an toàn và tối ưu nhất được nhiều người tiêu dùng tin tưởng chọn lựa: không gây đau, tiện dụng, thời gian điều trị linh hoạt và có thể dùng ngay để ngăn ngừa sẹo. Mặt khác, giá thành của kem trị sẹo khá thấp so với các phương pháp công nghệ.
- Đa số các sản phẩm gel trị sẹo với các thành phần chính được chiết xuất từ thảo dược tự nhiên: Vitamin C, Vitamin E, Vitamin A, Polypeptide, Silicone, Coenzyme Q10…Hoạt động theo cơ chế tác động vào vết sẹo, nhanh chóng phá hủy cấu trúc sẹo, giảm sắc tố da, góp phần tích cực trong việc ức chế quá trình sản xuất collagen, giúp vết sẹo mờ đi, mềm mại.
- Cơ chế làm lành sẹo tự nhiên từ kem trị sẹo sẽ không gây tác dụng phụ hoặc ảnh hưởng đến các mẹ khi đang cho con bú.
- Sau khi vệ sinh vết mổ, các mẹ chăm chỉ thường xuyên kết hợp bôi kem trị sẹo để ngăn ngừa và giúp giảm sẹo lồi.
- Hiện nay, sản phẩm kem trị sẹo lồi sau phẫu thuật được nhiều người tiêu dùng tin dùng đó là gel trị sẹo Rejuvasil. Bên cạnh đó, các mẹ có thể kết hợp dùng miếng dán trị sẹo để xúc tiến nhanh quá trình điều trị sẹo của mình.